Trang Chủ Lập trình DevOps là gì?

DevOps là gì?

bởi jw019681
DevOps

DevOps là một tập hợp những hoạt động kết hợp giữa hoạt động phát triển phần mềm (Software Developent – Dev) và quy trình IT (IT Operations – Ops). Mục đích việc này là để rút ngắn thời gian phát triển ứng dụng cũng như liên tục đưa ra những bản phát hành mới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. DevOps hỗ trợ phát triển ứng dụng theo mô hình Agile.

DevOps giúp giải quyết việc tích hợp dữ liệu cũng như để các nhóm trong dự án làm việc gần nhau hơn. Nó đảm bảo độ tin cậy và gia tăng bảo mật.

Lịch sử

DevOps xuất hiện vào năm 2009 bởi Patrick Debois – cha đẻ của DevOps. Trong khi làm việc ở một dự án tích hợp dữ liệu cho chính phủ Bỉ, anh nhận thấy rằng người phát triển (developers) và người quản trị (administrators) làm việc khá tách biệt. Từ đó Debois muốn giúp những người này hoạt động cùng nhau nhiều hơn.

DevOps gõ bỏ khoảng cách giữa việc phát triến và vận hành ứng dụng trong một tổ chức. Hai hoạt động này sẽ gộp lại là một. Bằng cách này, những kỹ sư sẽ làm việc trên một sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. Họ không chỉ phát triển mà còn phải chuyển giao tới những người có ít kiến thức kỹ thuật hơn trong giai đoạn đầu của dự án.

DevOps trên thực tế

DevOps là những điều giống như văn hóa công ty. Đó là cách làm việc mà giá trị có được từ sự hợp tác để có thành công. Đây chính là sự hợp tác chính giữa người phát triển và người vận hành và hơn thế nữa.

Với DevOps bạn nhìn thấy được ứng dụng sẽ như thế nào từ lúc có ý tưởng đến khi hoàn thành. DevOps sẽ kiểm soát tất cả những nhóm tham gia quy trình trên.

Toolchains

Mục đích của DevOps là để các nhóm làm việc cùng nhau. Để làm được điều này một tập hợp các công cụ (tool set) được sử dụng hay gọi là toolchains. Những toolchain này sẽ rơi vào một trong những mục sau.

  1. Coding – code development and review, source code management tools, code merging.
  2. Building – continuous integration tools, build status.
  3. Testing – continuous testing tools that provide quick and timely feedback on business risks.
  4. Packaging – artifact repository, application pre-deployment staging.
  5. Releasing – change management, release approvals, release automation.
  6. Configuring – infrastructure configuration and management, infrastructure as code tools.
  7. Monitoring – applications performance monitoring, end-user experience.

Các toolchain này sẽ giúp mỗi nhóm làm việc hiệu quả hơn, tự động hóa nhiều hơn và để quả lý những dự án lớn.

Related Articles

Để lại bình luận