Tối ưu SEO cho WordPress website là điều không thể thiếu khi bạn muốn có nhiều lượt truy cập hơn. Hiện nay, có nhiều hướng dẫn SEO quá thiên về kỹ thuật và khó hiểu cho những người mới.
Nếu bạn thật sự muốn gia tăng lưu lượng truy cập website của bạn, cần hết sức chú ý đến việc thực hành tối ưu SEO cho WordPress. Bài viết này chia sẻ những kỹ thuật tối ưu SEO quan trọng mà bạn cần làm để tăng lưu lượng truy cập.
Bạn có thể biết được WordPress thân thiện với việc SEO vì vậy rất nhiều người chọn WordPress để làm blog hay website. WordPress đảm bảo code tạo ra theo chuẩn SEO, nhưng vẫn còn rất nhiều thứ bạn cần làm nếu muốn tối ưu SEO cho một trang web.
Có rất nhiều cách có thể thực hiện được để tối ưu SEO. Để tiện theo dõi, mình tạo ra một mục lục để bạn có thể dễ dàng tìm tra khảo.
Cuối cùng, xem thêm công cụ và tài liệu SEO để làm cho trang web của bạn tối ưu SEO hơn nữa.
Xem thêm: Hướng dẫn làm website với WordPress nâng cao
Giới thiệu
Việc tối ưu SEO cho WordPress đôi khi khó khăn cho những người mới bắt đầu, đặc biệt những bạn không làm trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng đừng lo lắng, SEO không phức tạp như bạn nghĩ. Học những điều đơn giản trước ứng dụng nó vào trang web của bạn từng bước một, rồi bạn sẽ làm chủ mọi thứ.
SEO là gì?

Trước hết đây là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu cỗ máy tìm kiếm). Nó là một chiến lược của những người chủ sở hữu trang web muốn tăng lưu lượng truy cập trang web của họ bằng cách làm tăng thứ hạng trong những cỗ máy tìm kiếm trên internet (get more traffic by ranking higher in search engines).
SEO không phải là việc đánh lừa (tricking) Google. Nó đơn giản là tạo một website có code được tối ưu mà dễ dàng cho những cỗ máy tìm kiếm nhận ra trang web của bạn. Nó cũng giống như việc bạn viết một quyển sách, nếu quyển sách đó bố cục rõ ràng dễ hiểu và nhiều thông tin hữu ích thì chắc chắn nhiều người sẽ tìm đến nó. Website của bạn cũng vậy…
Càng quan trọng hơn khi bạn làm kinh doanh thì trang web của bạn phải thực sự thân thiện với máy tìm kiếm (search engine), để khi ai đó vào Google tìm kiếm một thứ gì đúng với trang web bạn đang có nó sẽ trả về kết quả những hàng đầu tiên trong hàng ngàn hàng vạn trang web có nội dung tương tự.
Vì sao SEO lại quan trọng?
Những cỗ máy tìm kiếm đem lại lưu lượng truy cập lớn nhất cho hầu hết những trang web. Một khi trang web của bạn có lượng người truy cập đủ lớn thì bạn có thể làm được nhiều thứ, giống như việc bạn là người nối tiếng vậy.
Google và những cỗ máy tìm kiếm khác như Yahoo, Bing, Cốc Cốc, DuckDuckGo… sử dụng những thuật toán để hiểu và xếp hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm của chúng. Tuy nhiên, không giải thuật nào là hoàn hảo, chúng vẫn cần sự giúp đỡ của bạn để hiểu trang web của bạn nói về thứ gì.
Nếu nội dung trang web của bạn không tối ưu (sách bạn viết không ai hiểu) thì máy tìm kiếm cũng thể nào xếp hạng (không đọc quyển sách). Khi người ta tìm kiếm chủ đề giống như nhữn gì bạn viết, trang web của bạn không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, bạn đã đánh mất cơ hội để tăng lượng truy cập.
WordPress SEO cơ bản
SEO có thể là vấn đề kỹ thuật, nhưng nó có thể đơn giản hơn bạn nghĩ nếu bạn biết cách. Một vài thủ thuật cơ bản SEO sẽ tối ưu trang web của bạn và làm tăng lưu lượng truy cập đáng kể.
Bạn không cần phải là dân công nghệ để sử dụng những kỹ thuật dưới đây, chỉ cần bạn đã và đang dùng WordPress là bạn có thể làm được.
Kiểm tra trang web của bạn đã cho phép những cỗ máy tìm kiếm nhìn thấy hay chưa
WordPress cung cấp những tùy chọn có sẵn (build-in) để ẩn trang web của bạn trước những cỗ máy tìm kiếm. Mục đích của việc này là cung cấp cho bạn thời gian để làm việc trước khi trang web của bạn xuất hiện trước công chúng.
Tuy nhiên, đôi khi tùy chọn này được bật một cách vô tình và khiến cho website của bạn không bao giờ được nhìn thấy bởi những cỗ máy tìm kiếm.
Nếu trang web của bạn không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, bạn cần đảm bảo tùy chọn này không được bật lên.
Một cách đơn giản, đăng nhập vào khu vực quản trị trang web vào mục Settings –> Reading. Kéo xuống phía dưới đến mục “Search Engine Visibility” và đảm bảo rằng tùy chọn “Discourage search engines from indexing this site” không được chọn.

Cuối cùng, đừng quên click vào “Save Changes” đẻ lưu lại.
Sử dụng cấu trúc URL thân thiện với SEO trong WordPress
URLs thân thiện với SEO chứa đựng những từ mô tả chính xác nội dung của một trang web. Chúng dễ dàng để đọc đối với con người lẫn cỗ máy tìm kiếm.
Một số ví dụ URLs thân thiện với SEO:
https://thuthuattinhoc.info/huong-dan-lam-website-voi-wordpress-co-ban/
https://thuthuattinhoc.info/category/thiet-ke-web/
Những URL này có thể đọc được và người dùng có thể đoán được những gì họ có thể đọc được trên trang web khi chỉ nhìn vào URL.
Vậy những URL không thân thiện với SEO trông như thế nào?
https://thuthuattinhoc.info/?p=1396
http://example.com/archives/123
Người dùng không thể đoán được những gì họ có thể nhìn thấy trên trang web được khi chỉ nhìn những URL dạng này.
Việc sử dụng cấu trúc URL thân thiện với SEO bằng đường dẫn cố định (permalink) cải thiện cơ hội được vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Hình bên dưới giúp bạn cập nhật đường dẫn cố định cho WordPress của bạn.

Chú ý: Nếu trang web của bạn đã chạy được hơn 6 tháng, không thay đổi đường dẫn cố định. Nếu bạn đang dùng Day và Name hoặc Month và Name, tiếp tục dùng nó.
Với việc thay đổi cấu trúc đường dẫn trên một website đã chạy, có sẽ mất toàn bộ hình ảnh đã chia sẻ trên mạng xã hội và dẫn đến việc mất thứ hạng SEO hiện tại.
Nếu bạn muốn thay đổi, bạn có thể thuê những người chuyên nghiệp để họ thiết lập lại. Bạn vẫn sẽ mất lượng chia sẻ trên các trang của website.
WWW và non-WWW trong URLs
Nếu bạn đang bắt đầu với trang web của bạn, bạn nên chọn một trong hai tùy chọn cho địa chỉ trang web. Sử dụng www (http://www.diachitrangweb.com) hoặc non-www (http://diachitrangweb.com).
Những cỗ máy tìm kiếm xem xét đây là hai địa chỉ khác nhau, bạn phải chọn một trong hai và không thay đổi.

Ai đó có thể nói, sẽ không có ảnh hưởng gì đến SEO nếu bạn dùng www hay non-www
Plugin SEO tốt nhất cho WordPress
Một trong những điều tuyệt vời về WordPress là nó có plugin cho rất nhiều thứ. SEO cũng không phải là ngoại lệ. Có rất nhiều WordPress SEO plugin. Chúng đôi khi gây không ít khó khăn cho người mới bắt đầu chọn plugin nào tốt nhất cho SEO.
Không nên chọn từng plugin riêng biệt cho từng nhiệm vụ SEO. Chúng ta nên chọn SEO plugin tốt nhất mà có thể làm nhiều thứ nhất và nó nên miễn phí.
Lựa chọn plugin SEO tốt nhất cho WordPress

Khi bạn tìm kiếm plugin tốt nhất cho WordPress SEO, thường sẽ dẫn đến hai kết quả phổ biến nhất là Yoast SEO và All in One SEO Pack.
Cả hai đều là lựa chọn tốt, bạn có thể tham khảo sự so sánh tại đây.
Trong khuôn khổ bài viết này, mình đề cập đến Yoast SEO, hình ảnh và ví dụ cũng cho Yoast SEO. Bạn có thể cài đặt Yoast SEO như những plugin thông thường trong WordPress.
Thêm bản đồ trang (XML sitemaps) trong WordPress

Bản đồ trang (sitemap) xml là một tập tin định dạng đặc biệt liệt kê từng trang có trên website. Nó giúp những cỗ máy tìm kiếm tìm ra tất cả nội dung trang web của bạn.
Khi thêm một bản đồ trang không làm tăng thứ hạng trang web của bạn. Nó chỉ giúp những cổ máy tìm kiếm tìm ra các trang nhanh hơn và bắt đầu xếp hạng chúng.
Nếu dùng Yoast SEO, nó sẽ tự động tạo ra một bản đồ trang xml cho bạn tại địa chỉ:
https://diachitrangweb.com/sitemap_index.xml
Bước tiếp theo là đưa bản đồ trang này lên Google.
Thêm trang web vào cỗ máy tìm kiếm Google (Google Search Console)

Google Search Console, là một tập hợp những công cụ web được tạo ra bởi Google. Nó cung cấp cho người sở hữu website có cái nhìn về trang web đang được nhìn thấy từ Google.
Nó cung cấp dữ liệu giúp bạn hiểu làm thế nào các trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Bạn cũng có thể thấy những cụm từ tìm kiếm mà người dùng đang tìm đến trang web của bạn, có bao nhiêu trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và tần suất mà người dùng đã click vào trang của bạn.
Tất cả thông tin này giúp bạn hiểu những gì đang hoạt động và những gì không hoạt động trên trang web của bạn. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp.
Google Search Console cũng cảnh báo khi một sự cố xuất hiện trên trang web của bạn. Như việc thuật toán tìm kiếm không thể truy cập trang web, nội dung trùng lặp hoặc tài nguyên bị giới hạn.
Bạn có thể tham khảo hướng dẫn từng bước để thêm trang web vào Google Search Console tại đây.
Sau đó, nếu bạn đang dùng Yoast SEO, làm theo bước 6 trong hướng dẫn cài đặt Yoast SEO.
Một khi bạn đã thêm trang web vào Google Search Console, click vào Sitemapa từ menu bên trái và dán vào phần cuối cùng của url trang web của bạn như hình dưới.

Click vào Summit để lưu thay đổi.
Một khi bạn đã thêm bản đồ trang thành công, nó sẽ xuất hiện “pending”. Mất một khoảng thời gian để Google “cào” (crawl) trang web của bạn để lấy thông tin. Sau vài giờ, bạn có thể thấy một vài thống kê về bản đồ trang. Nó sẽ hiển thị số lượng liên kết tìm ra trong bản đồ trang. Có bao nhiêu trong số đó đã được lập chỉ mục, tỉ lệ hình ảnh và các trang.
Bạn nên kiểm tra Google Search Console của bạn ít nhất một tháng một lần để nhìn thấy tiến độ SEO của trang web.
Tối ưu bài viết cho SEO
Những người mới bắt đầu thường hay sai sót khi nghĩ rằng sử dụng SEO plugin là đủ. SEO là một quá trình liên tục và bạn phải liên tục làm nếu muốn có kết quả tốt nhất.
Tất cả plugin SEO hàng đầu cho phép bạn thêm tiêu đề, mô tả và từ khóa cho mỗi bài viết và trang. Nó cũng chỉ cho bạn xem trước những gì người dùng sẽ thấy khi học google trang web của bạn.
Bạn nên tối ưu tiêu đề và mô tả để có được tối đa lượt click.
Khi viết bài, bạn kéo xuống phía dưới đến mục SEO section để thấy những tiện ích của Yoast SEO.

Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để tập trung vào một từ khóa (keyword) hay cụm từ khóa (keyphrase)? Tiêu đề tốt là như thế nào hoặc một mô tả tốt là thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết tối ưu bài viết blog cho SEO.
Bạn nên đọc nó vì SEO rất quan trọng với sự thành công của bạn.
Nghiên cứu từ khóa (keyword) cho website của bạn
Rất nhiều người mới đoán chủ đề mà người khác đang tìm kiếm và thêm vào blog hay trang web của họ.
Việc này giống như bắn một mũi tên vào bóng đêm. Bạn không cần làm như thế khi bạn có thể đọc được dữ liệu về những gì người khác đang tìm kiếm.
Nghiên cứu từ khóa là một kỹ thuật được dùng bởi những người tạo nội dung (content creators) và chuyên gia SEO. Nó giúp bạn khám phá ra những từ mà người dùng hay nhập vào ô tìm kiếm. Bạn dùng những từ này trong trang web của bạn để tăng lưu lượng truy cập từ tìm kiếm.
Có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa cả miễn phí và thu phí. Tiêu biểu là SEMRush, bạn sẽ tìm ra từ khóa và thậm chí từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng.
Bạn có thể xem thêm hướng dẫn nghiên cứu từ khóa cho trang web của bạn.
Tối ưu WordPress SEO
Bạn làm theo các bước trong WordPress SEO cơ bản và sử dụng plugin tốt nhất cho WordPress SEO. Bạn đã đi trước rất nhiều website khác.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm cho kết quả tốt hơn nhờ những thói quen sau. Những thói quen này sẽ không quá thiên về kỹ thuật và bạn cũng không phải viết code. Nhưng hiệu quả mang lại rất nhiều nếu bạn có nó.
Phân loại đúng chuyên mục và thẻ (categories and tags) trong WordPress

WordPress cho phép bạn sắp xếp bài viết theo chuyên mục và thẻ (categories and tags). Điều này giúp bạn quản lí nội dung dễ dàng hơn. Do đó, người dùng tìm kiếm nội dung họ mong muốn nhanh hơn.
Chuyên mục và thẻ giúp những cỗ máy tìm kiếm hiểu cấu trúc và nội dung trang web.
Những người mới bắt đầu thường nhầm lẫn giữa chuyên mục và thẻ. Chuyên mục (category) là một nhóm bài viết nói về cùng một hay một vài chủ đề, thẻ (tag) là những từ khóa riêng biệt hơn mô tả nội dung của một bài viết riêng biệt.
Với việc sử dụng đúng chuyên mục và thẻ cho bài viết, bạn giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung trên trang web của bạn. Vì nó cũng sẽ dễ đối với những cỗ máy tìm kiếm khi đánh giá về website của bạn.
Tạo thói quen liên kết nội bộ (internal link) trong website

Cổ máy tìm kiếm gán mỗi trang trên website của bạn một điểm số (page authority). Công thức tính điểm này hoàn toàn bí mật để mọi người không thể thay đổi kết quả tùy tiện. Tuy nhiên, một trong những tín hiệu cho việc tính điểm này là các liên kết (links).
Điều đó lí giải tại sao, việc liên kết tới những bài viết và trang khác trong cùng website rất quan trọng. Bạn nên có thói quen liên kết các bài viết bất kể khi nào có thể. Nếu có nhiều tác giả, tạo một checklist trước khi đăng bài viết và yêu cầu họ liên kết tới 3 bài viết khác.
Điều này giúp bạn tăng lượt xem trang, tăng thời gian người dùng xem nội dung trên website. Điểm SEO cho trang, bài viết của bạn cũng tăng lên.
Tối ưu bình luận WordPress

Bình luận là một trong những dấu hiệu của cam kết người dùng trên website của bạn. Càng nhiều người đăng nhập và bình luận nghĩa là có nhiều truy cập làm cải thiện SEO.
Tuy nhiên, nếu bạn cần đảm bảo rằng những bình luận là có thực không phải ảo (spam). Những kẻ phá hoại (spammers) đăng những bình luận với những liên kết xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng và phá hủy thứ hạng tìm kiếm trên website của bạn.
Các bạn nên sử dụng Akismet. Đây là một trong hai plugin được cài đặt sẵn trong WordPress để chống lại bình luận ảo. Điều này giúp tối ưu SEO cho WordPress.
Nếu bài viết có quá nhiều bình luận ảo, bạn nên xem xét lại cách xây dựng trang web. Nhiều bình luận có thể làm cho trang của bạn tải chậm và ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm. Bạn có thể tránh được điều này bằng cách chia bình luận ra thành từng trang. Xem thêm tại đây.
Nếu bạn muốn tăng lượt bình luận trang có thể xem thêm tại đây.
NoFollow với những liên kết ngoài (external link)
Như đã nói ở trên, liên kết giúp những cỗ máy tìm kiếm quyết định trang nào là quan trọng. Khi bạn liên kết đến một trang web khác, bạn đang trao điểm website của bạn tới website mà bạn liên kết. Cái này được gọi là “link juice”.
Để có thứ hạng cao, bạn cần đảm bảo rằng bạn có được nhiều “juice link” từ những website khác hơn là cho đi.
Việc thêm “nofollow” tới một liên kết ngoài (liên kết tới website mà bạn không sở hữu) chỉ cho những cỗ máy tìm kiếm không “follow” những liên kết này. Giúp bạn tiết kiệm được link juice và tối ưu cho WordPress
Một liên kết ngoài bình thường sẽ có dạng html như sau:
<a href="http://example.com">Example Website</a>
Một liên kết ngoài với thuộc tính nofollow sẽ như sau:
<a href="http://example.com" rel="nofollow">Example Website</a>
Mặc định, WordPress không cung cấp tùy chọn nofollow. Tuy nhiên, bạn vẫ dễ dàng làm điều đó bằng cách chỉnh sửa liên kết thủ công. Click chọn vào đoạn văn bản chứa liên kết sau đó click vào 3 chấm như hình.

Một menu sẽ được mở ra và bạn chọn “Edit as HTML”. Sau đó bạn chỉnh sửa như hình dưới.

Viết bài đầy đủ và tổng hợp nội dung bài viết (trích dẫn)

WordPress hiển thị và liên kết bài viết của bạn từ một số trang như trang chủ, chuyên mục lưu trữ, thẻ lưu trữ, ngày lưu trữ…
Mặc định, nó sẽ hiển thị toàn bộ nội dung bài viết trên những trang này. Điều này tác động đến SEO trang của bạn. Những cỗ máy tìm kiếm sẽ coi đây là sự trùng lặp. Bài viết đầy đủ cũng làm web tải chậm.
Việc hiển thị toàn bộ bài viết nhiều chỗ cũng ảnh hưởng đến lượt xem trang. Bởi vì, người dùng sẽ phải di chuyển nhiều để tìm kiếm nội dung.
Cách dễ nhất để giải quyết vấn đề này là chỉ hiện thị trích dẫn ngắn về bài viết. Bạn có thể làm việc này bằng cách vào Setting –> Reading và chọn Summary.
Tăng tốc và bảo mật cho WordPress SEO
Bạn thậm chí tuân thủ toàn bộ thủ thuật WordPress SEO như trên. Nhưng nếu trang web của bạn chậm hoặc bị hack, thứ hạng tìm kiếm trang sẽ giảm đi rất nhiều.
Làm thế nào để ngăn chặn trang web của bạn mất lưu lượng từ tìm kiếm liên quan đến hiệu năng và bảo mật kém và tăng tối ưu cho WordPress?
Tối ưu tốc độ và hiệu năng trang web

Những chuyên gia tối ưu web tin rằng, người dùng sẽ quyết định họ muốn xem hay rời đi một trang web trong vòng vài giây ngay sau khi truy cập trang web.
Là người sở hữu trang web, bạn chỉ có vài giây để hiện thị nội dung lôi cuốn người dùng. Google cũng đánh giá những trang web nhanh có thứ hạng tốt hơn những trang chậm.
Bạn có thể tham khảo 18 thủ thuật để tăng tốc trang web.
Tối ưu hình ảnh trong WordPress cho SEO
Hình ảnh cuốn hút hơn văn bản, nhưng nó đồng thời cũng làm trang web chậm đi. Nếu bạn không cẩn thận với kích thước và chất lượng ảnh, bạn sẽ làm chậm trang web rất nhiều.
Bạn cần đảm bảo hình ảnh dùng trong trang web đã tối ưu để tải trang nhanh hơn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn tăng tốc WordPress bằn tối ưu hình ảnh cho web.
Một thủ thuật nữa là bạn tối ưu hình ảnh cho những cỗ máy tìm kiếm là thêm mô tả. Những mô tả này giúp những cổ máy tìm kiếm hiểu ý nghĩa của hình ảnh đó là gì. WordPress cho phép bạn dễ dàng thêm mô tả hình ảnh khi bạn tải một hình ảnh lên website.

Bảo mật trang web WordPress

Mỗi tuần Google chặn khoảng 20000 trang web chứa phần mêm độc hại (malware). Chặn 50000 trang đánh cắp thông tin. Khi một trang web bị chặn nó sẽ không hiển thị lên kết quả tìm kiếm nữa.
Điều này nói lên sự bảo mật là quan trọng cho thứ hạng trang web. Bạn không muốn tất cả công sức làm SEO để rồi tiêu tan bởi hacker. Tin tốt là không khó để bảo vệ trang web an toàn vì đã có plugin. Bạn có thể tham khảo Sucuri để biết thêm thông tin.
Sử dụng SSL/HTTPS

SSL (Secure Socket Layer) là một công nghệ mã hóa đường truyền giữa người truy cập website và máy chủ họ đang kết nối đến. Nó sẽ thêm một lớp bảo mật cho trang web của bạn.
Những website được bảo mật bởi SSL sẽ có một chìa khóa hiển thị trên thanh địa chỉ. Nó giúp trang web đáng tin cậy hơn. Bạn có một cửa hàng online thì việc trang bị SSL là cần thiết. SSL giúp bạn xử lí được những thông tin thanh toán một cách an toàn.
Có nhiều web hosting cung cấp miễn phí SSL khi mua host bạn cần chú ý điều này.
Xem thêm:
Hướng dẫn tăng tốc độ & hiệu năng cho WordPress trọn bộ
2 bình luận
[…] Bạn có thể xem thêm về Hướng dẫn tối ưu SEO cho WordPress toàn tập. […]
[…] trang web của bạn trên những cỗ máy tìm kiếm như Google. Tham khảo thêm tại đây về […]